Sofa da bị rách là việc không thể tránh khỏi. Ngay cả những bộ sofa đắt tiền dùng da thật cũng có thể bị rách vì những lý do trời ơi đất hỡi. Chúng khiến cho vẻ đẹp của bộ ghế sofa bị ảnh hưởng đi rất nhiều. Nếu tình trạng kéo dài có thể thể khiến chất ẩm, chất bẩn thấm vào bên trong sản phẩm. Vì thế cần phải xử lý ngay vết rách trên bộ sofa da. Như vậy chúng mới không ảnh hưởng tới độ bền của ghế sofa da.
Nguyên nhân khiến sofa da bị rách
Những lý do rất trên trời rơi xuống cũng có thể khiến da bọc sofa bị rách. Hãy nắm rõ những lý do này để có thể bảo vệ được bộ sofa da của gia đình mình nhé.
- Vết rách do chất lượng da kém nên tác động lực nhẹ cũng rách. Đó chính là các loại da công nghiệp simili được dùng trong các bộ sofa da giá rẻ.
- Sofa da rách do chó mèo cào. Chúng ngứa tay ngứa chân ngứa răng ngứa lợi cắn cấu cào xé làm hỏng bề mặt da sofa.
- Không may va chạm với các vật sắc nhọn như dao kéo cũng có thể nguyên nhân.
- Trò đùa của trẻ nhỏ nghịch ngợm khiến bộ sofa rách hoặc bị sờn.
Những nguyên nhân phổ biến này có thể vô tình làm sofa bị sờn rách trên bề mặt. Nhưng đừng quá lo lắng khi những cách dưới đây của Sofa Toàn Quốc có thể khiến vết rách trông mờ đi nhanh chóng. Nếu không tinh ý thì không thể nhận ra bề mặt sofa xuất hiện vết rách đâu nhé.
Hướng xử lý sofa da bị rách
Nếu vết rách vừa phải không quá to thì chúng ta không cần phải bọc lại hoặc thay mới lớp da bên ngoài. Vì thế hướng xử lý chính là sử dụng 1 lớp da nền bên dưới với màu gần giống như lớp da cũ. Sau đó sẽ phủ lên một loại keo chuyên dụng để lấp đầy phần thiếu hụt của lớp da bị rách. Bước cuối cùng chính là sử dụng phẩm màu để vết vá sofa đồng màu với lớp da ban đầu. Như vậy vết rách sẽ không quá bị lộ nếu không thật sự quá lớn.
Còn nếu vết rách lớn và ở nhiều vị trí khách hàng nên liên hệ những dịch vụ bọc lại sofa để tiến hành thay mới và bọc lại. Như vậy chúng sẽ lấy lại được vẻ đẹp mà không cần lo lắng về vấn đề của chúng khi thay mới lớp da bên ngoài.
Các bước xử lý sofa da bị rách chuyên nghiệp
Hãy thực hiện từng bước dưới đây để xử lý vết rách trên sofa da chuyên nghiệp. Nếu khéo tay bạn không cần nhờ đến sự trợ giúp của những nhân viên bán ghế sofa, sửa chữa sofa đâu nhé.
Bước 1. Làm sạch bề mặt vết rách
Những bụi bẩn bề mặt trên và dưới của lớp da bị rách là nguyên nhân dẫn tới vết rách sau này bị bong tróc, trông không tự nhiên. Hãy làm sạch chúng để có thể tăng thêm độ kết dính giữa miếng vá và lớp da cũ.
- Dùng máy hút bụi để làm sạch các bụi bẩn nhìn thấy và các hạt bụi nhỏ li ti.
- Dùng một miếng giấy nhám nhỏ để làm nhẵn miếng vá da và bề mặt bên trong da. Càng nhẵn thì độ kết dính sẽ càng cao.
- Dùng khăn mềm sạch ẩm để lau lại cẩn thận loại bỏ các bụi da còn xót lại.
- Để khô khoảng từ 5-10 phút hoặc sử dụng máy sấy để rút ngắn thời gian.
Bước 2 . Lót tấm da vá vào bên trong lớp da của sofa
Miếng da vá này sẽ là lớp nền để ngăn tăng thêm độ kết dính giữa lớp keo dán cũng như lớp da cũ. Nếu không có chúng thì keo dán sẽ dính liền lớp da vào phần đệm mút. Vì thế thay vì dính vào phần đệm mút thì chúng ta sử dụng tấm da vá này để dính vào lớp da cũ bị rách của sofa da. Cắt miếng da vá với kích thước vừa đủ tương xứng với vết rách. Chúng ta sẽ để miếng vá này lớn hơn vết rách khoảng từ 10-20% là tốt nhất. Nếu gia đình đã có sẵn miếng da vá thì có thể sử dụng hoặc tận dụng từ da túi xách, da giày, da ví. Còn nếu không có thể đặt mua da vụn trên mạng cũng rất nhiều người cung cấp trên shopee, facebook…
Bước 3. Sử dụng keo dán da sofa
Có những loại keo dán chuyên dụng để dán da rất chắc chắn. Chúng sẽ giúp gắn liền miếng vá da sofa vào lớp da cũ của ghế từ bên trong. Sử dụng que bông ngoáy tai hoặc một chiếc que kem để bôi đều lớp keo này trên bề mặt miếng dán và mặt trong da sofa. Sau đó ép chặt lại với nhau cho tới khi keo khô. Trong thời gian đó không được xê dịch hay tác động vào miếng dán da. Tùy từng loại keo mà thời gian khô có thể từ 3 cho tới 5 phút.
Loại keo dán da thông dụng có thể tìm mua là keo rồng vàng P66. Chúng ta cũng có thể thử sức với các loại keo khác như keo AB, keo epoxy hoặc keo dán ống nhựa. Chú ý chọn loại keo ít sinh nhiệt và thời gian khô không quá nhanh. Không nên sử dụng keo 502 bởi keo sinh nhiệt và thời gian khô nhanh nên có thể không đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 4 . Phủ keo che lấp vết lõm miếng vá
Do được lót từ bên trong nên chắc chắn sẽ còn một vết lõm nhỏ trên bề mặt da sofa bị rách. Nếu để nguyên sẽ dễ dàng nhận ra bộ sofa đã bị rách và đang phục hồi. Ý tưởng sẽ là sử dụng một loại keo chuyên dụng phủ lên vị trí này. Sau đó sử dụng 1 miếng da dập vào bề mặt keo chưa khô để tạo vân da tự nhiên.
Bước cuối cùng chính là dùng màu để làm chúng trông tự nhiên hòa nhập với bề mặt da cũ của sofa. Để cho lớp keo này khô là có thể sử dụng thoải mái nhất mà vết vá trông cực kỳ tự nhiên. Phần màu này có thể sử dụng các loại màu có sẵn hoặc đi mua cũng khá rẻ chỉ có khoảng mấy chục nghìn mà thôi.